Apr24

Apr24

Truyền thống và nghi lễ trong Ngày Anzac 2024

They will never come back – our stalwart men!
They will never come back – our splendid men!
And beauty weeps in the land of the morn,
For the flower of love that will never be born.
Wolla Meranda (Gertrude Poyitt) 1916

Trang web của Đài tưởng niệm Chiến tranh Australia (AWM) có thông tin về chương trình kỷ niệm trong ngày này, bao gồm các liên kết đến tài liệu về lịch sử và truyền thống của Ngày Anzac, chi tiết và hình ảnh của các nghi lễ, bản ghi âm của Last Post và Rouse cũng như các tài nguyên giáo dục, kể cả phim về chiến dịch Gallipoli trên Anzac TV… Nguồn @ aph.gov.au

Apr24.1

Bài ca vọng cổ

© Tiểu Tử

Tôi vượt biên một mình rồi định cư ở Pháp. Năm đó tôi mới 49 tuổi, vậy mà đi tìm việc làm đến đâu người ta cũng chê là tôi già! Vì vậy, một hôm, khi chải tóc, tôi nhìn kỹ tôi trong gương. Tôi bỗng thấy ở đó có một người có vẻ như quen nhưng thật ra thì rất lạ: mắt sâu, má hóp, mặt đầy nếp nhăn trên trán, ở đuôi mắt, ở khoé môi, mái tóc đã ngả bạc cắt tỉa thô sơ như tự tay cắt lấy.

Từ bao lâu nay tôi không để ý, bây giờ soi gương vì bị chê già, tôi mới thấy rằng tôi của hồi trước “Cách mạng thành công” và tôi của bây giờ – nghĩa là chỉ sau có mấy năm sống dưới chế độ gọi là ưu việt – thật không giống nhau chút nào hết. Tôi già thiệt, già trước tuổi. Cho nên, tôi nhìn tôi không ra. Từ đó, mỗi ngày tôi… tập nhìn tôi một lần, nhìn kỹ, cho quen mắt!

Đọc tiếp

Apr24.2

Kể từ ngày 31 tháng Tư.

© Ngô Nhân Dụng.

Nguồn: © Thụy My Blog (28/04/23)

bia-sach-sgnx

Bìa sách Sài Gòn năm xưa. © Mê tãi sách.

Vương Hồng Sển đã mô tả các hành động gọi là “Giải phóng.” Sau khi kể chuyện cà kê Kép Tư Út hát bài Anh Khóa đời xưa, tiếp đến chuyện bây giờ ngôi nhà Tổng Đốc Phương bị tháo gỡ bán qua Đài Loan, bỗng nhiên cụ Vương viết…

Xin nói ngay, không có ngày 31 tháng Tư trong dương lịch, được Giáo Hoàng Gregory XIII áp dụng từ ngày 24 tháng Hai năm 1582. Nhà văn Vương Hồng Sển là người sáng tác ra câu “ngày 31 tháng Tư năm 1975,” trong hồi ký Nửa Đời Còn Lại. Cụ tự giới thiệu là người “máu Hoa pha máu Việt đã bốn đời không nói được tiếng Phước Kiến” (trang 21, Văn Nghệ, California, 1995). Cụ mang tên Hán Việt là Vương Hồng Thạnh (hay Thịnh), nhưng khi làm giấy khai sanh viết thành Sển theo cách nói tiếng Phúc Kiến.

Cụ đã nổi tiếng với những cuốn Sài Gòn Năm Xưa, Thú Chơi Sách, Thú Chơi Cổ Ngoạn và nhiều bài báo về các thú chơi này từ trước năm 1975. Cuốn Hơn Nửa Đời Hư, in năm 1993 ở Sài Gòn và bị kiểm duyệt xóa bỏ rất nhiều, hai năm sau được nhà Văn Nghệ tái bản ở Mỹ, mới được đầy đủ…

Đọc tiếp

Một số hình ảnh minh họa từ bài viết hay sưu tầm trên NET (QnQ.)

Ngô Nhân Dụng là bút hiệu của Đỗ Quý Toàn khi phụ trách mục Bình Luận trên Nhật báo Người Việt. Trước đó ông dạy môn Tài chánh học (Finance) ở các Đại học McGill và UQAM tại Montréal, Canada là nơi gia đình ông tới tị nạn từ năm 1975. Năm 1989, trước khi bức Tường Berlin sụp đổ, ông xuất bản cuốn Đổi Mới Kinh Tế dưới bút hiệu Vương Hữu Bột, kể kinh nghiệm thay đổi cơ cấu nền kinh tế cộng sản ở các nước từ Hungary, Trung Quốc, tới Nga và các nước Đông Âu. Cuốn sách xuất bản gần đây nhất, ký tên Ngô Nhân Dụng, là Đứng Vững Ngàn Năm – Nhờ đâu nước Việt vẫn còn sau ngàn năm Bắc thuộc?

    – Hồi ký 50 năm mê hát (Vương Hồng Sển)

    – Sài gòn năm xưa. (Vương Hồng Sển)

    – Nửa Đời Còn Lại. (Vương Hồng Sển)

    – Vài hồi ức về nhà văn, nhà cổ ngoạn Vương Hồng Sển (30/12/2022).

Leave a comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.