QnQ

Hello World

Welcome to QnQ

Lịch sử Việt Nam

✵ ✵ ✵

1

Di chúc của Vua Trần Nhân Tôn.

Di chúc của Vua Trần Nhân Tôn: “Các người chớ quên, chính nước lớn mới làm những điều bậy bạ, trái đạo. Vì rằng họ cho mình cái quyền nói một đường làm một nẻo. Cho nên cái họa lâu đời của ta là họa Trung Hoa. Chớ coi thường chuyện vụn vặt xảy ra trên biên ải. Các việc trên, khiến ta nghĩ tới chuyện khác lớn hơn. Tức là họ không tôn trọng biên giới qui ước. Cứ luôn luôn đặt ra những cái cớ để tranh chấp. Không thôn tính được ta, thì gậm nhấm ta.

Họ gậm nhấm đất đai của ta, lâu dần họ sẽ biến giang san của ta từ cái tổ đại bàng thành cái tổ chim chích. Vậy nên các người phải nhớ lời ta dặn, “Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác. Ta muốn lời nhắn nhủ này như một di chúc cho con cháu muôn đời sau.”

Dichuc-vua-TranNhanTon

Di chúc Vua Trần Nhân Tôn (© Ảnh LVH).

Vua Lê Thánh Tôn

Vua Lê Thánh Tôn từng nói với các quan coi biên giới năm 1473 đã được ghi rõ trong Đại Việt sử ký toàn thư, thể hiện quyết tâm giữ vững toàn vẹn lãnh thổ Đại Việt trước mọi sự lấn chiếm của người phương Bắc, “Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ? Ngươi phải kiên quyết tranh biện, chớ cho họ lấn dần. Nếu họ không nghe, còn có thể sai sứ sang phương Bắc trình bày rõ điều ngay lẽ gian. Nếu ngươi dám đem một thước núi, một tấc đất của Thái tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải tru di!”

Thân hữu có thể đọc “Đại Việt sử ký toàn thư” @ TẠI ĐÂY (Định dạng PDF, viewed 30/06/2023 QNQ)

Có một hôm được tin rằng người nhà Minh đem binh đi qua địa- giới, Thánh-tôn liền cho người lên do-thám thực hư. Ngài bảo với triều- thần rằng, “Ta phải giữ-gìn cho cẩn-thận, đừng để cho ai lấy mất một phân núi, một tấc sông của vua Thái-tổ để lại.”

“Việt Nam Sử Lược” (Trần Trọng Kim) @ Thư Viện PDF (Viewed 19/08/23)

Bình Ngô Đại Cáo.

Bản Tuyên Ngôn Độc Lập Thứ Hai.

Nguồn: © Regina Pacis (23/04/19)

cho-Binh-Tay

Bình Ngô Đại Cáo. © khovanhay.

Bình Ngô đại cáo (chữ Hán: 平吳大誥) là bài cáo viết bằng văn ngôn do Nguyễn Trãi soạn thảo vào mùa xuân năm 1428, thay lời Bình Định Vương Lê Lợi để tuyên cáo kết thúc việc giành chiến thắng trong cuộc kháng chiến với nhà Minh, khẳng định sự độc lập của nước Đại Việt. Đây được coi là bản Tuyên ngôn độc lập thứ 2 của Việt Nam, sau bài Nam quốc sơn hà. Bình Ngô đại cáo là tác phẩm văn học với chức năng hành chính quan trọng đối với lịch sử dân tộc Việt Nam và là tác phẩm có chất lượng văn học tốt đẹp… Đọc tiếp…

Danh Tướng Lý Thường Kiệt.

Và “Nam Quốc Sơn Hà”

Nguồn: © Việt Sử Toàn Thư (Phạm Văn Sơn)

Nhà Lý là thời đại vẻ vang nhất trong lịch sử Việt Nam. Đây là thời đại Việt Nam thịnh trị, mạnh về kinh tế, quân sự và an sinh xã hội. Nhà Lý với các danh tướng như Lê Phụng Hiểu có công đánh dẹp Chiêm Thành ở phía Nam, như Lý Thường Kiệt đem quân trừng phạt Nhà Tống tận phương Bắc, khiến cho quân tương nhà Tống xâm lăng nhiều phen kinh hồn bạt vía.

Nam-quốc sơn-hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm-phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư


Việt Sử Toàn Thư

Từ Thượng Cổ Đến Hiện Đại. (Sử gia Phạm Văn Sơn)

Lời Giới Thiệu. “Chim Việt làm tổ cành nam (Việt điểu sào nam chi)”, một câu nói ngắn gọn nhưng hàm chứa một ý nghĩa thật sâu: người Việt Nam không bao giờ quên được cội nguồn của mình! Nhờ tinh thần đó mà trên trường quốc tế, dù phải chịu một ngàn năm đô hộ giặc Tàu, một trăm năm nô lệ giặc Tây.

Viet-Su-Toan-Thu_PVS

Việt Sử Toàn Thư (© Ảnh dtv).

Nhưng hiện nay, với chính sách hủy diệt văn hóa truyền thống dân tộc trong nước, và sức lôi cuốn mãnh liệt của nền văn minh vật chất Âu Mỹ ngoài nước, dân tộc chúng ta đang phải đối đầu với một hiểm họa diệt vong mới, có mức độ trầm trọng hơn tất cả các hiểm họa đã gặp phải trong quá khứ.

Chỉ có lòng yêu nước nồng nàn, phát xuất từ đáy lòng của mọi người Việt mới giúp chúng ta vượt qua được hiểm họa này. Chỉ có lòng yêu quê hương thiết tha mới là động cơ bắt chúng ta chung góp tâm trí vào việc bảo tồn và phát huy nền văn hóa cao quý của cha ông để lại.

Với mục tiêu duy nhất là nuôi dưỡng lòng yêu nước cần thiết trong lòng mọi người Việt tại Nhật, sinh thành những tâm hồn thiết tha với quê hương, dân tộc, chúng tôi đã mạn phép in lại 600 bộ Việt Sử Toàn Thư này của Sử Gia Phạm Văn Sơn để phân phối trong cộng đồng người Việt tại Nhật.

Với công trình khảo cứu sâu rộng của Sử gia yêu nước Phạm Văn Sơn và tính chất khách quan, dân tộc, khoa học, phong phú, giản dị… của bộ sách này, chúng tôi mong muốn mỗi gia đình Việt Nam tại Nhật sẽ có ít nhất một bộ, lúc nào cũng có trong nhà, để dễ dàng chỉ dạy con em về lịch sử hào hùng bất khuất của dân tộc Việt.

Chúng tôi cũng chân thành cảm tạ Hiệp Hội Liên Đới Người Tỵ Nạn Đông Dương đã yểm trợ toàn thể chi phí để in lại bộ sách này.

Hiệp Hội Người Việt Tại Nhật Bản

Nhật Bản, 1983 Nam Nghệ Xã

Thân hữu có thể đọc hay Tải bộ “Việt Sử Toàn Thư” @ TẠI ĐÂY (QNQ)