Music

Aug 03, 2023

★ ★ ★

3

70 Năm Tình Ca Trong Âm Nhạc Việt Nam

© Hoài Nam SBS

QNQ sưu tầm (23/08/23).

Nguồn: © SBS

sbs-logo

SBS Logo (03/1993-05/2008). © Ảnh wiki.

Chương trình 70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam, do Hoài Nam thực hiện, gồm 94 phần, được chia ra làm 3 giai đoạn, trải qua 5 thế hệ nhạc sĩ.

Việc phân chia từng giai đoạn cho nền tân nhạc Việt Nam dựa vào những biến cố lịch sử, chứ không dựa vào những thay đổi trong khuynh hướng sáng tác, là một lựa chọn hợp lý; Bởi chính những biến cố lịch sử ấy đã ảnh hưởng đến phong cách sáng tác của các nhạc sĩ, cũng như nội dung của các ca khúc.

Qua 94 chương trình phát thanh (và phần tổng kết) của Hoài Nam, người nghe thích thú với lối trình bày khách quan và tinh tế, cũng như choáng ngợp vì mức độ phong phú của thông tin. Một bài nhạc mà người nghe có thể đã nghe đi nghe lại hàng chục lần nhưng chưa bao giờ được biết tên tác giả là ai, nói gì đến hoàn cảnh ra đời và vị trí của nó trong một giai đọan lịch sử. Với 70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam, người mộ điệu có cơ hội biết được những thông tin quý báu đó…


Đọc tiếp…

Giai đọan thứ nhất là từ năm 1930 cho đến năm 1946 với những bản nhạc tình bất hủ của những tên tuổi lẫy lừng thuộc thế hệ nhạc sĩ tiên phong Văn Phụng, Văn Cao, Dương Thiệu Tước, Thẩm Óanh, Đòan Chuẩn, Đặng thế Phong, Nguyễn Thiện Tơ, Phạm Duy, Hòang Trọng, Ngọc Bích, Anh Việt, Lâm Tuyền , Lê Thương… Đây cũng là thời kỳ của những bài hát mà các nhạc sĩ Lê Thương, Hoàng Nguyên gọi là tiếng hát những ngày chưa chiến tranh hay nhạc tiền chiến mà chúng ta thường gọi, dù tên gọi này không được chính xác lắm.

Giai đoạn hai, từ năm 1954 đến 1975, lấy dấu mốc chia đôi đất nước sau Hiệp định Geneve 1954 cho đến biến cố lịch sử 30 tháng 4 năm 1975. Trong giai đoạn này, Hoài Nam chia làm 2 thời kỳ:

– Thời kỳ thứ nhất, từ những ngày tháng tương đối còn thanh bình với những nhạc sĩ thế hệ thứ hai, như Hoàng Nguyên, Hoàng Trọng, Ngọc Bích , Xuân Tiên, Lê trọng Nguyễn, Hoàng thi Thơ… cho đến những năm đầu thập niên 60.

– Thời kỳ thứ hai, khi cuộc chiến trở nên khốc liệt với sự ra đời của thế hệ nhạc sĩ thứ ba như Trịnh công Sơn, Minh Kỳ, Hoài linh, Trúc Phương, Khánh Băng, Y Vân… Đây cũng là giai đoạn được Hoài Nam thực hiện công phu nhất, gồm 55 phần, so với 17 phần cho giai đoạn một và 21 phần cho giai đoạn ba.

Giai đoạn ba, từ biến cố 30 tháng 4 năm 1975 cho đến 2009, với các nhạc sĩ thuộc thế hệ thứ tư như: Nguyễn trung Cang, Lê hựu Hà, Nam Lộc, Nguyễn Ánh 9, Lê tín Hương… và các nhạc sĩ thế hệ thứ năm như: Trúc Hồ, Vũ tuấn Đức, Ngọc Lễ… cùng với những nhạc sĩ thế hệ thứ hai, thứ ba ở hải ngoại hay còn sinh sống trong nước.

Thân mời các thân hữu và lữ khách nghe chương trình 70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam (1930-2000) của Hoài Nam trong chương trình SBS Úc châu được giới yêu nhạc phổ biến rãi rác lại trên Internet. Chân thành tri ân tác giả và thành thật cám ơn giới yêu nhạc đã phổ biến lại trên các trang web của họ. Trân trọng (QNQ).



© Hoài Nam SBS.

Thân mời đọc thêm @ SBS tiếng Việt.

(Một số hình ảnh minh họa từ bài viết hay sưu tầm trên NET – QNQ).)

Các links download chương trình “70 năm tình ca trong Âm nhạc Việt Nam.”

– Click bản nhạc muốn download,

– Click “download” button bên trên góc phải của window tiếp theo.

Phần 1: 1938-1954 (gồm 17 phần).

– Phần 01: Phan01_1930-NguyenVanTuyen_DangThePhong.

– Phần 02: Phan02_1940_HoangQuy_LeThuong.

– Phần 03: Phan03_VanCao_01.

– Phần 04: Phan04_VanCao_02

– Phần 05: Phan05_DuongThieuTuoc.

Phần 06: Phan06_1945-1946.

– Phần 07: Phan07_ThamOanh_CanhThan_ToVu_NguyenThienTo.

Phần 08: Phan08_TheNaoLaNhacTienChien.

– Phần 09: Phan09_PhamDuyNhuong_LeHoangLong_TuMi_VoDucPhan.

– Phần 10: Phan10_LuuHuuPhuoc_TranHoan_ToVu.

– Phần 11: Phan11_HoangGiac_NguyenVanKhanh_NguyenVanTy.

– Phần 12: Phan12_NguyenThienTo_NguyenVanQuy_HoangDuong.

– Phần 13: Phan13_DoanChuan-TuLinh.

– Phần 14: Phan14_PhamDuy_HoangTrong_NgocBich.

– Phần 15: Phan15_VanGiang_ChauKy.

– Phần 16: Phan16_AnhViet_LamTuyen.

Phần 17: Phan17_TongKetGiaiDoan1938-1954.

Phần 2: 1954-1975.

– Phần 18: Hoàng Trọng.

– Phần 19: Ngọc Bích, Xuân Tiên.

– Phần 20: Vũ Thành, Đan Thọ.

– Phần 21: Phạm Duy.

– Phần 22: Lê Trọng Nguyễn.

– Phần 23: Hoàng Nguyên.

– Phần 24: Lê Mộng Nguyên, Nguyễn Hiền, Nhật Bằng.

– Phần 25: Phạm Đình Chương (P1).

– Phần 26: Phạm Đình Chương (P2).

– Phần 27: Văn Phụng.

– Phần 28: Hoàng Thi Thơ.

– Phần 29: Nguyễn Văn Đông.

– Phần 30: Tuấn Khanh.

– Phần 31: Y Vân.

– Phần 32: Anh Bằng.

– Phần 33: Minh Kỳ.

– Phần 34: Lê Dinh.

– Phần 35: Phạm Mạnh Cương, Phạm Trọng Cầu.

– Phần 36: Lam Phương.

– Phần 37: Trúc Phương.

– Phần 38: Huỳnh Anh.

– Phần 39: Khánh Băng.

– Phần 40: Duy Khánh.

– Phần 41: Mạnh Phát.

– Phần 42: Nhật Trường.

– Phần 43: Hoài Linh.

– Phần 44: Song Ngọc.

– Phần 45: Nhật Ngân, Thanh Sơn.

– Phần 46: Nguyễn Ánh 9.

– Phần 47: Đỗ Lể, Bảo Thu.

– Phần 48: Hoài An, Nguyên Vũ.

– Phần 49: Trường Hải, Dzũng Chinh, Hàn Châu.

– Phần 50: Cung Tiến (P1).

– Phần 51: Cung Tiến (P2).

– Phần 52: Thanh Trang, Anh Việt Thu.

– Phần 53: Phạm Thế Mỹ.

– Phần 54: Trầm Tử Thiêng (P1).

– Phần 55: Trầm Tử Thiêng (P2).

– Phần 56: Trường Sa.

– Phần 57: Từ Công Phụng.

– Phần 58: Trịnh Công Sơn (P1).

– Phần 59: Trịnh Công Sơn (P2).

– Phần 60: Lê Uyên Phương (P1).

– Phần 61: Lê Uyên Phương (P2).

– Phần 62: Vũ Thành An.

– Phần 63: Ngô Thụy Miên (P1).

– Phần 64: Ngô Thụy Miên (P2).

– Phần 65: Ban Nhạc Phượng Hoàng (P1).

– Phần 65a: Xuân Kỹ Sửu.

– Phần 66: Ban Nhạc Phượng Hoàng (P2).

– Phần 67: Đức Huy, Nam Lộc, Quốc Dũng, Tùng Giang.

– Phần 68: Phạm Duy (P1).

– Phần 69: Phạm Duy (P2).

– Phần 70: Phạm Duy (P3).

– Phần 71: Phạm Duy (P4).

– Phần 72: Tổng kết Phần thứ 2 trong 70 năm Tình ca.

Phần 3: 1975-2000.

– Phần 73: Thời kỳ sau 1975. P1.

– Phần 74: Thời kỳ sau 1975. P2.

– Phần 75: Trầm-Tử-Thiêng.

– Phần 76: HòangThiThơ_PhạmDuy_SongNgọc_AnhBằng-DăngKh…

– Phần 77: TùngGiang-DuyQuang..

– Phần 78: Đức Huy.

– Phần 79: TrầnQNam_VũTĐức_HòangQBảo_Margur….

– Phần 80: NguyệtÁnh_ViệtDũng_DuyTrác_TrầnNgọcSơn.

– Phần 81: Đăng Khánh.

– Phần 82: Trúc Hồ.

– Phần 83: LêTínHương-TrịnhNamSơn-HoàngThanhTâm… .

– Phần 84: Ngô Thụy Miên.

– Phần 85: Lam Phương.

– Phần 86: Anh Bằng Từ Công Phụng.

– Phần 87: Nguyễn Đình Toàn.

– Phần 88: Nguyễn Ánh 9.

– Phần 89: Trần Quang Lộc.

– Phần 90: Nguyễn trung Cang, Lê Hựu Hà, Quốc Dũng.

– Phần 91: Bảo Chấn, Bảo Phúc.

– Phần 92: Thanh Tùng, Phú quang, Quốc Bảo.

– Phần 93: Ngọc Lễ, Trần Tiến.

– Phần 94: Sơ lược về Âm nhạc Việt Nam trong 34 năm 1975-2009.

– Phần 95: Lời cảm ơn.

Thân chào tạm biệt và hẹn lại kỳ sau. QNQ

2

Nhạc MP3, Lossless, Hi-Res có gì khác nhau!



© Tổng hợp. (07/2023)

Nguồn: Internet

music-files-format

Ảnh minh họa. © saigonhd.com.

Đối với những người sành về loa, dàn âm thanh, khái niệm nhạc MP3, Lossless, Hi-Res hẳn không có gì xa lạ. Vậy 3 loại nhạc này có gì khác nhau? Và đâu mới là loại nhạc hay nhất?

Tất cả nhạc mà chúng ta đang nghe hằng ngày, dù là nghe trực tuyến hay nghe CD tất cả đều xuất phát từ phòng thu. Nhà sản xuất có thể sẽ phát hành trực tuyến hoặc phát hành trên CD. Nhạc từ CD sẽ được chuyển thành định dạng số và chia sẻ qua các trang trực tuyến và chúng ta có thể nghe hoặc tải về…


Đọc tiếp…

Nhạc từ phòng thu hay nhạc được lưu ở đĩa CD có dung lượng rất cao và gây khó khăn trong việc truyền tải, chia sẻ. Do đó, khi chuyển thành định dạng số, người ta buộc phải khiến nó nhẹ hơn bằng cách nén và cắt đi những phần tín hiệu không cần thiết, bao gồm cả những dãy âm có tần số quá cao hoặc quá thấp. Phương pháp này gọi là lossy compression – nén không bảo toàn dữ liệu. File nhạc đó, gọi là nhạc MP3.

Và do đó, khi một file nhạc được nén xuống định dạng MP3, sẽ có 2 sự thay đổi lớn:

– Dung lượng giảm đi đáng kể. Ví dụ, một file nhạc CD nặng khoảng 40 MB, khi nén xuống MP3 có thể sẽ chỉ còn 4 MB, tức là nhẹ đi 10 lần.

– Tốc độ truyền dẫn cũng giảm đi. Thông thường một file nhạc CD sẽ có tốc độ là 1411 Kbps (tức là truyền được 1411 kilobit trên mỗi giây), sau khi nén lại chỉ còn tối đa là 320 Kpbs (tức là truyền được 320 kilobit trên mỗi giây).

Tương tự nhạc MP3, nhạc Lossless trước khi đến tai người nghe sẽ trải qua quá trình nén. Tuy nhiên, thay vì nén kiểu không bảo toàn, thì nhạc Lossless sẽ được nén bằng phương pháp lossless compression – nén bảo toàn dữ liệu, tức là giữ lại tất cả dãy âm và những chi tiết nhỏ trong bài hát được phát hành.

– Dung lượng còn khoảng 25 MB – 35 MB, tức là chỉ giảm xuống khoảng 20% đến 30% so với bản gốc.

– Tốc độ truyền tải sẽ còn khoảng 1000 Kbps (tức là truyền được 1000 Kilobit mỗi giây).

Như vậy có thể thấy, nhạc lossless có thể đạt được chất lượng gần bằng CD gốc. Đó là lý do nhạc lossless thường được gọi là nhạc CD.

anh-minh-hoa

Ảnh minh họa. © tgdd.vn

Khi nhắc đến chất lượng hình ảnh, người ta có khái niệm hình ảnh độ phân giải cao, thì với file âm thanh, người ra cũng có khái niệm âm thanh độ phân giải cao. Đó chính là nhạc Hi-Res (viết tắt của cụm từ high-resolution audio).

File nhạc Hi-Res thường được gọi là nhạc phòng thu, bởi khả năng tái tạo gần với âm thanh từ phòng thu nhất, và chất lượng cao hơn nhạc lossless, nhạc CD ít nhất là 3 lần.

Hiện nay, Hi-Res là loại nhạc cao cấp và cho chất lượng âm thanh tốt nhất, không chỉ yêu cầu về nguồn nhạc và thiết bị phát, bộ giải mã phải đạt chuẩn Hi-Res mới cho ra được chất lượng âm cao nhất.

Nghe nhạc Hi-Res chất lượng nhất trong 3 loại

Nhạc MP3Nhạc LosslessNhạc Hi-Res
Dung lượng– Nhẹ nhất trong 3 loại, chỉ khoảng 3 đến 4 MB một bài hát. – Thuận tiện để lưu trữ, chia sẻ.Dung lượng hơn hẳn nhạc MP3, vào khoảng 25 – 35 MB.– Dung lượng cao nhất trong 3 loại. Một số file nhạc Hi-Res có thể lên đến 500 MB. – Muốn lưu trữ nhiều file nhạc Hi-Res yêu cầu thiết bị phải có bộ nhớ cao.
Chất lượng âm thanh– Chất lượng thấp nhất trong 3 loại. – Bạn sẽ chỉ nghe được những dãy âm chính của bài nhạc. Còn các chi tiết nhỏ, các âm siêu trầm… thường khó nghe được.– Chất lượng cao hơn MP3, không bằng Hi-Res. – Bạn có thể nghe được nhạc chất lượng gần bằng CD, nhạc chi tiết hơn, dãy âm rộng hơn, âm trầm tốt hơn so với MP3.– Nghe hay nhất trong 3 loại, với chất lượng gấp 3 lần Lossless. – Bạn có thể nghe được những âm thanh chân thực nhất được thu tại phòng thu, như đang ngồi giữa một buổi hoà nhạc.
Nguồn nhạcDễ dàng tìm kiếm ở bất kì trang web trực tuyến nào.Không nhiều bằng MP3 nhưng hiện nay cũng khá phổ biến, được chia sẻ nhiều trên các trang web chuyên nhạc Lossless, các diễn đàn.Khó kiếm, miễn phí lại càng khó. Thông thường, bạn phải mất tiền để mua được file nhạc Hi-Res bản quyền, với chi phí có thể lên đến 5 hoặc $10.
Điều kiện để nghe đượcDễ. Bất kì một thiết bị nào từ điện thoại, máy tính, loa… đều mở được, dù là loa rẻ tiền hay đắt tiền.– Đầu tiên, nguồn nhạc bạn nghe phải là nhạc Lossless. – Bạn có thể nghe trực tuyến, hoặc tải về máy tính, điện thoại… Muốn nghe được nhạc Lossless trên các thiết bị này, bạn cần có phần mềm giải mã nhạc Lossless ví dụ như Flac Player, KMP Player…. – Còn nếu nghe nhạc trên loa, dàn máy thì các thiết bị này cần hỗ trợ nghe được Lossless.– Cần có một nguồn nhạc Hi-Res. – Thiết bị phát phải là thiết bị hỗ trợ phát Hi-Res, có bộ giải mãi Hi-Res. – Bên cạnh loa, headphone, dàn máy phát được nhạc Hi-res thì hiện nay còn có nhiều mẫu Smart Phone cao cấp hỗ trợ phát nhạc Hi-Res.
Chi phíRẻ nhất. File nhạc MP3 thường được chia sẻ miễn phí trên mạng internet, nếu phải trả chi phí thì cũng rẻ hơn Lossless hay Hi-Res.Rẻ, tiết kiệm hơn so với nghe nhạc CD gốc mà chất lượng cũng gần bằng.Chi phí cao, phải có dàn máy, thiết bị… cao cấp có hỗ trợ Hi-Res thì mới nghe được âm thanh chất lượng cao nhất.

✵✵✵✵✵✵

Nhạc Hi-Res là gì?

anh-minh-hoa-hi-res-music

Ảnh minh họa. © dienmaycholon

Nhạc Hi-Res viết tắt là HRA, dịch nôm na là âm thanh độ nét cao hoặc âm thanh HD, âm thanh có độ trung thực cao. Thuật ngữ High-resolution audio đã được hiệp hội điện tử tiêu dùng CEA thông qua giống như một tiêu chuẩn âm thanh phổ biến. Âm thanh độ phân giải cao là một tập hợp các định dạng và quá trình xử lý kỹ thuật số cho phép mã hóa và phát nhạc với tỉ lệ lấy mẫu cao hơn so với chuẩn thường dùng ở CD.

Nhạc hi-res có thể hiểu đơn giản là nhạc độ phân giải cao, hay nhạc chất lượng cao. Cũng giống như ảnh độ phân giải cao thì độ sắc nét sẽ tốt hơn ảnh độ phân giải thấp (nhưng độ nét còn ảnh hưởng ở nhiều yếu tố khác. Đặc điểm chính của nhạc Hi-Res Audio:

– Các định dạng âm thanh 24-bit/96k hoặc 24-bit/192kHz có chất lượng gần với chất lượng mà các nghệ sỹ và kỹ sư âm thanh sử dụng trong phòng thu hơn.

– Nhạc Hi-Res với dạng sóng âm thanh analog nguyên bản và minh họa cho tỉ lệ lấy mẫu thấp của CD so với tần số lớn hơn được sử dụng để thu âm thanh độ phân giải cao.

Hi-Res là loại nhạc cao cấp và cho chất lượng âm thanh tốt nhất, không chỉ yêu cầu về nguồn nhạc và thiết bị phát, bộ giải mã phải đạt chuẩn Hi-Res mới cho ra được chất lượng âm cao nhất.

© Tổng hợp.

Thân mời đọc thêm @ Internet

(Một số hình ảnh minh họa từ bài viết hay sưu tầm trên NET (NNQ).)

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NNQ sưu tầm).

    ❖ Hi-Res Audio: mọi thứ bạn cần biết về codec nhạc lossless.‎‎‎‎ Hi-Res Audio (HRA) là âm thanh lossless có khả năng tái tạo toàn bộ dải âm thanh từ các bản ghi âm đã được làm chủ từ các nguồn nhạc chất lượng tốt hơn CD, một âm thanh tái tạo chặt chẽ chất lượng mà các nhạc sĩ và kỹ sư đang làm việc trong phòng thu tại thời điểm thu âm…

Hi-Res Audio là một thuật ngữ chung cho âm thanh lossless, có một số định dạng files có thể được sử dụng để chứa một bài hát. Dưới đây là danh sách những cái chính:

– ALAC (Apple Lossless Audio Codec) và FLAC (Free Lossless Audio Codec) là các định dạng âm thanh kỹ thuật số lossless chất lượng phòng thu có kích thước tương tự và chiếm ít dung lượng trên máy tính hơn các tệp AIFF và WAV. ALAC tương thích với iTunes và các trình phát khác, và là định dạng lossless được đề xuất cho iTunes.

– APE là một codec lossless miễn phí và rất hiệu quả từ Monkey’s Audio.

– DSD (Direct Stream Digital) Bộ giải mã có độ phân giải cao có nguồn gốc từ SACD (Super Audio CD) và thường được sử dụng cho các bản ghi cổ điển.

– MQA (Master Quality Authenticated). Một codec lossless mới có kích thước khoảng một phần ba FLAC. Nó áp dụng dấu vân tay kỹ thuật số để đảm bảo tệp có nguồn gốc từ bản ghi chính gốc. Các tệp MQA tương thích ngược với bộ giải mã FLAC nhưng yêu cầu bộ giải mã MQA để mở khóa toàn bộ lợi ích của chúng. Có một phiên bản mới của MQA cũng sắp ra mắt, và nó nghe có vẻ rất ấn tượng.

– WAV là một tệp chất lượng phòng thu không nén, tương thích với các trình phát khác nhau bao gồm iTunes, Windows Media Player và Winamp.

Đọc tiếp @ © TechRadar

   ❖ Hi-Res Audio là gì?‎‎ Âm thanh chất lượng cao hay còn gọi là Hi-Res Audio hoặc HD Audio, là thuật ngữ mô tả nhạc số có chất lượng vượt xa file MP3 thông thường… Hi-Res có “chất lượng tốt hơn CD” nhưng làm cách nào để cải thiện chất lượng CD? Trước khi đi vào điều đó, chúng ta sẽ cần hiểu một vài thông số định lượng chất lượng nhạc số.

Chất lượng nhạc số thường được thể hiện bằng cách sử dụng hai giá trị: bit depth (độ sâu bit) và sampling rate (tần số lấy mẫu). Đây là hai thông số thường được sử dụng khi âm thanh tương tự (analog) được chuyển đổi sang nhạc số (digital). Dĩ nhiên, giá trị càng cao, chất lượng nhạc số sẽ càng tốt…  Đọc tiếp @ vnreview.vn

    ❖ Nhạc vàng – Bên thắng cuộc. Nhạc đỏ, buồn ơi chào mi! Cũng không phải đợi tới bây giờ mà nhiều người yêu nhạc ở miền Bắc đã biết yêu, biết tìm đến “nhạc vàng” miền Nam từ lâu lắm. Lộc “vàng”, chàng trai Hà Nội thời chiến vì trót yêu nhạc vàng, thích hát nhạc vàng mà phải trả giá đến gần 10 năm tù tội. Điều khá chua xót là, ngày ra tù, trong lúc lang thang trên đường phố, tiếng nhạc vọng ra từ những quán xá bên đường mà anh nghe được lại chính là những bản nhạc vàng “đồi trụy”, “phản động” đã đọa đầy anh trong lao tù, chôn vùi cả một thời tuổi trẻ. Câu chuyện Lộc “vàng” là câu chuyện của người dám sống và chết cho nhạc vàng, nhất định chỉ yêu nhạc vàng chứ không yêu nhạc đỏ…   Đọc tiếp @ bon-phuong.blogspot

1

List Nhạc Việt trên Mediafire



Tổng hợp. (07/2023)

Nguồn: Internet

MediaFire_logo

MediaFire logo. © Ảnh wiki

Dưới đây là danh sách nhạc Việt mà thầy HCD tìm thấy ở Mediafire và hướng dẩn cho bà con tải về máy để dành nghe. Chân thành cám ơn Thầy HCD.

Sau khi lựa bản nhạc yêu thích,

    ❖ Nhấn chuột phải (right-click) và chọn “Download”

    ❖ Click “Download” từ Mediafire website trong khung màu xanh…

    ❖ Chọn Save File, bản nhạc sẽ được tải về máy…