Lưu Trữ

★ ★ ★

TDS.1

Tiểu Thuyết Lịch Sử Việt Nam

Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ.

© BS Trần Đại Sỹ.

Lê Thy (Người thành lập blog).

Nguồn: © Trang web BS Trần Đại Sỹ (Viewed Nov23)

bia-sach-anh-hung-tieu-son

Bìa sách Anh Hùng TiêuSơn. © trandaisy WP.

BS Trần Đại Sỹ (sinh năm 1939), bút danh Yên-Tử Cư-sĩ, là một bác sĩ, tác giả người Việt tại Pháp, hiện là Giám đốc Trung Quốc sự vụ tại Viện Pháp-Á (Institut Franco-Asiatique) và Giáo sư trường Y. Ông được xem là “Nhà văn sáng tác nhiều bộ tiểu thuyết lịch sử Việt Nam nhất” với 10 bộ tiểu thuyết.

Các bộ lịch sử tiểu thuyết của Yên-tử cư sĩ được chia ra làm năm thời đại:

1. Thời đại Lĩnh-Nam (39-43 sau Tây-lịch) Thuật cuộc khởi nghĩa của vua Trưng cùng 162 anh hùng, lập thành triều đại Lĩnh-Nam. Thời đại này chia làm ba giai đoạn.

    – Giai đoạn 1. Anh-hùng Lĩnh-Nam. Hình thành tinh thần, tức chủ đạo của người Việt sau một thời gian dài bị Bắc thuộc, hai bà Trưng cùng các anh hùng chuẩn bị cuộc khởi nghĩa, 4 quyển, mang tên Anh-hùng Lĩnh-Nam.

    – Giai đoạn 2. Động-đình hồ ngoại sử. Nối tiếp giai đoạn 1, Anh-hùng Lĩnh-Nam có hai khuynh hướng. Một khuynh hướng chủ chiến, muốn khởi nghĩa quét giặc Hán khỏi đất nước gồm hai bà Trưng và ông Đặng Thi Sách. Một khuynh hương muốn hòa giải, hợp tác với Hán, gồm Trần Tự Sơn, Đào Kỳ, Hoàng Thiều Hoa, giúp Hán đánh Thục, rồi xin được trả độc lập. Khuynh hướng chủ hòa thắng thế. Anh-hùng Lĩnh-Nam kéo quân giúp Hán diệt Thục. Thục sắp bị diệt thì Hán trở mặt bắt giam thủ lĩnh người Việt. Anh-hùng Lĩnh-Nam bèn hợp tác với Thục, đánh chiếm Trung-quốc, chia ba thiên hạ thành thế chân vạc Hán, Thục, Lĩnh-Nam. Lãnh thổ Lĩnh-Nam Bắc tới hồ Động-đình. Giai đoạn này gồm 3 quyển, 30 hồi từ hồi 41 tới hồi 70, mang tên Động-đình hồ ngoại sử.

    – Giai đoạn 3. Cẩm-khê di hận. Anh-hùng Lĩnh-Nam khởi nghĩa thành công, tôn Trưng Trắc lên làm vua. Vua Trưng cùng chư vị anh hùng kiến tạo thành triều đại Lĩnh-Nam. Triều đình Đông Hán Mã Viện, Lưu Long, Đoàn Chí thống lĩnh 14 đại tướng, đem quân nghiêng nước quyết diệt Lĩnh-Nam. Cuộc ra quân từ tháng 7 năm 39 sau Tây-lịch. Cuộc kháng chiến vĩ đại kéo dài đến tháng 2 năm 43. Tổng cộng 43 tháng. Cuối cùng vì dân Lĩnh-Nam ít, bị Hán dùng số đông đè bẹp, vua Trưng bị nội phản, tuẫn quốc tại Cẩm-khê. Giai đoạn này gồm 4 quyển, 40 hồi từ hồi 61 tới hồi 100, mang tên Cẩm-khê di hận…

Đọc tiếp…

2.Thời đại Tiêu-sơn (1010-1225). Tiêu-sơn là tên ngọn núi nhỏ, nơi kết phát ngôi mộ của tổ tiên họ Lý, do đó Lý Công-Uẩn được lên ngôi vua. Tiêu-sơn cũng là tên ngôi chùa mà thủa thơ ấu, vua Lý Thái-tổ đã tu học. Vì vậy cổ văn học còn gọi thời gian triều Lý cai trị là thời đại Tiêu-sơn. Thời đại Tiêu-sơn là thời đại thịnh trị của tộc Việt: Nam bình Chiêm mở mang bờ cõi. Bắc đánh Tống. Thời đại này chia làm 5 giai đoạn chính:

    – Giai đoạn 1. Anh hùng Tiêu-sơn. Thuật, bằng cách nào mà các Thiền-sư đã giáo huấn, rồi đưa một đệ tử tên Lý Công-Uẩn lên làm vua, tức vua Lý Thái-tổ. Hào kiệt hồi đó làm cách nào để có thể giảng hòa những tranh chấp quyền lực trong nước. Những người này là Anh-hùng Tiêu-sơn. Anh-hùng Tiêu-sơn thiết lập kế hoạch đòi lại lãnh thổ tộc Việt cũ lên tới hồ Động-đình. Quân Việt vượt biên đánh Tống lần thứ nhất, nhưng có tính cách cục bộ. Đánh Chiêm lần thứ nhất (1020). Mượn lời các nhân vật, tác giả thuật lại cuộc khởi binh của bà Triệu, của Bố-cái đại vương.

    – Giai đoạn 2. Thuận-thiên di sử. Nối tiếp giai đoạn 1. Lý Công-Uẩn lên làm vua lấy hiệu là Thuận-thiên. Thuận-thiên hoàng đế (sau khi băng được tôn là Thái-tổ, sử gọi là vua Lý Thái-tổ). Bộ thứ nhì của thời đại Tiêu-sơn này mang tên Thuận-thiên di sử, gồm 3 quyển, 30 hồi, từ hồi thứ 31 đến hồi thứ 60. Các Anh-hùng Tiêu-sơn giúp Thuận-thiên hoàng đế chống với cuộc chiến tranh lạnh của Tống, tiêu diệt một tôn giáo ngoại nhập, đã gây ra những cuộc chém giết khủng khiếp, nhất là mưu dâng nước cho Tống. Quân Việt vượt biên đánh Tống lần thứ nhì. Anh-hùng Tiêu-sơn liên kết với những nước thuộc tộc Việt cũ: Xiêm, Đại-lý, Lưỡng-quảng… trong mưu đồ đòi lại cố thổ.

    – Giai đoạn 3. Anh hùng Bắc-cương. Nối tiếp giai đoạn 2, gồm 4 quyển, 40 hồi từ hồi thứ 61 đến hồi thứ 100, mang tên Anh-hùng Bắc-cương. Bắt đầu đi vào giai đoạn hùng tráng. Nguyên giữa biên giới Hoa-Việt có 207 bộ tộc ít người, gồm các giống Thái, Nùng, Mèo, Lô-lô v.v. đó là di tích của chế độ Lạc-hầu, Lạc-tướng thời vua Hùng, vua An-Dương, vua Trưng còn sót lại, sử gọi họ là Anh-hùng Bắc-cương.

    – Giai đoạn 4. Anh linh thần võ tộc Việt. Nối tiếp giai đoạn 3, gồm 4 quyển, 40 hồi từ hồi 101 đến hồi 140, mang tên Anh-linh thần võ tộc Việt. Tám vùng tộc Việt liên kết nhau đánh Tống lần thứ 3, giúp Nùng Trí Cao khởi binh, chiếm lại vùng Lưỡng-Quảng, lên tới Trường-sa, hồ Động-đình. Nùng Trí Cao xưng là Nhân-huệ hoàng đế, lập ra nước Đai-Nam.

    – Giai đoạn 5. Nam-quốc sơn hà. Đây là giai đoạn cực kỳ hùng tráng của tộc Việt. Bấy giờ vua Tống Thần-tông dùng những cải cách về thuế khóa, canh nông, binh bị của Vương An-Thạch. Trung-quốc trở thành giầu có súc tích. Vua Tống chuẩn bị đem quân đánh chiếm Đại-Việt, đặt thành quận, huyện. Bên Việt bấy giờ vua Lý Nhân-tông mới 9 tuổi, Linh-Nhân hoàng thái hậu phụ chính. Ngài thấy rằng ngồi yên đợi giặc sao bằng tìm giặc mà đánh. Ngài sai Trung-thành vương Lý Hoằng-Chân, Tín-nghĩa vương Lý Chiêu-Văn, cùng Lý Thường-Kiệt, Tôn Đản đem quân đánh phá các kho tàng của Tống ở Hoa-Nam và chiếm các châu Khâm, Liêm, Dung, Nghi, Bạch rồi rút về. Tống đem quân nghiênh nước sang trả thù, nhưng bị quân Việt đánh bại. Bộ này mang tên Nam-quốc sơn hà, dài 50 hồi, 5 quyển.

3.Thời đại Đông-A. Trong Hán tự, chữ Đông với chữ A ghép lại thành chữ Trần. Vì vậy sử gọi thời gian Trần triều cai trị là thời kỳ Đông-a. Thời đại Đông-a chia làm 2 giai đoạn.

    – Giai đoạn 1. Anh hùng Đông-A dựng cờ bình Mông. Việc thành lập Triều Trần, đánh Mông-cổ lần thứ nhất, mang tên Anh-hùng Đông-A dựng cờ bình Mông. Gồm 5 quyển, 50 hồi.

    – Giai đoạn 2. Anh hùng Đông-A gươm thiêng Hàm-tử. Đánh Mông-cổ lần thứ 2 và 3. Mang tên Anh-hùng Đông-a gươm thiêng Hàm-tử, gồm 5 quyển.

Lê Thy (Người thành lập blog).

Nguồn: https://trandaisy.wordpress.com/

TDS.2

Danh mục.

Những bộ tiểu thuyết lịch sử của BS Trần Đại Sỹ đã xuất bản gồm:

Anh-hùng Lĩnh-Nam, 4 quyển (1987 tái bản 2000).

Động-đình hồ ngoại sử, 3 quyển (1990, tái bản 2001).

Cẩm-khê di hận, 4 quyển, (1992, tái bản 2001).

Anh-hùng Tiêu-sơn, 3 quyển.

Thuận-thiên di sử, 3 quyển.

Anh-hùng Bắc-cương, 4 quyển.

Anh-linh thần võ tộc Việt, 4 quyển (Thư-viện Việt-Nam, Cali. USA, tái bản 2003).

Nam-quốc sơn hà, 5 quyển (1996. Do viện Pháp-Á Paris xuất bản, Đại-Nam Hoa-kỳ ấn hành).

Về cuộc bình Mông, do viện Pháp-á Paris xuất bản, Đại-Nam Hoa-kỳ ấn hành.

Anh-hùng Đông A dựng cờ bình Mông, 5 quyển, (51 chương). Nguồn @ isach.

Anh-hùng Đông A gươm thiêng Hàm-tử, 4 quyển (20 chương). Nguồn @ vietmessenger.

Note:

– Quý độc giả nên đọc theo thứ tự: Anh-hùng Lĩnh Nam, Động Đình Hồ Ngoại Sử, Cẩm Khê Di Hận. Có như vậy mới thấu hiểu hết chi tiết về thời đại này.

– Đọc Anh Hùng Tiêu Sơn rồi tới Thuận Thiên Di Sử, Anh Hùng Bắc Cương. Cuối cùng là Anh Linh Thần Võ Tộc Việt.

– Bộ Nam Quốc Sơn Hà có thể đọc độc lập, không cần phải đọc trước 4 bộ trên.

❋ ❋ ❋

8/11/23

Người Hoa Tại Việt Nam

❖ Về lịch sử người Minh Hương và người Hoa ở Nam Bộ (Nguyễn Đức Hiệp) Trong lịch sử khẩn hoang ở Nam bộ, sự đóng góp của người Minh hương và Hoa từ xưa đến nay về kinh tế, văn hóa thật là to lớn. Bao nhiêu danh nhân Việt nam trong lịch sử là có gốc Minh hương, từ Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tịnh, Võ Tánh, Ngô Tùng Châu, Châu Văn Tiếp, Phan Thanh Giản, Phan Xích Long.. đến những nhân vật có tên tuổi trong văn hóa nghệ thuật gần đây như Hồ Dzếnh, Trịnh Công Sơn, Vương Hồng Sển, Lý Lan… Họ đã hòa nhập thành người Việt. Đã có nhiều tư liệu viết về Mạc Cửu và xứ Hà Tiên, với văn học Hà Tiên độc đáo, đỉnh cao của người Minh hương đến khai khẩn Nam bộ. Ở đây tôi sẽ chú trọng về người Minh hương và Hoa ở những vùng khác trên Nam bộ, chủ yếu là vùng Đồng Nai-Gia ĐịnhĐọc tiếp

❖ Người Hoa Tại Việt Nam – Tương Quan Hoa-Việt (Trần Giao Thủy). Ký ức của con người thường không toàn mỹ, nhưng lịch sử rất ít khi quên. Người Trung Hoa là giống dân đã có lịch sử di cư lâu đời. Họ di cư đi sinh sống tại nhiều nơi, từ các quốc gia gần Trung Hoa ở vùng Đông Nam châu Á đến các nước Tây Âu, Bắc và Nam Mỹ và châu Phi. Tại Nga cũng có một số không nhỏ người Hoa.

Không như ở các quốc gia khác trên thế giới hay cả với những nước trong vùng Đông Nam châu Á, tại Việt Nam, vì hoàn cảnh địa chính trị − sông núi và biển liền với Trung Hoa, cùng với lịch sử ngàn năm phải tìm cách sống chung hay đem máu xương giữ gìn độc lập với láng giềng khổng lồ phương Bắc ‒ cộng đồng sắc tộc Việt gốc Hoa, người Hoa, và Hoa kiều đã là một nhân tố phức tạp có ảnh hưởng không nhỏ trong tiến trình xây dựng đất nước… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY (Định dạng PDF File, 50 trang…)

❖ Hội Kín Xứ An Nam – Georges Coulet (Biên dịch Nguyễn Thanh Xuân và Phan Tín Dụng). Ông Coulet công bố cuốn sách lần đầu vào năm 1926, tức cách nay ngót một thế kỉ. Tư liệu để ông viết là các kết luận điều tra, thẩm vấn và xét xử, kết tội những hoạt động của một số hội kín, chủ yếu xứ Nam Kỳ, có những hoạt động vũ trang chống lại người Pháp… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

Việt Nam Thời Pháp Đô Hộ

GS Nguyễn Thế Anh, GS Sử ĐHVK Saigon, École Pratique des Hautes Études & Đại học Sorbonne. Thân mòi đọc tài liệu này TẠI ĐÂY (Nhà xb Lửa Thiêng 1970. QnQ)

Xứ Đông Dương (P. Doumer)

Một trong những nhà thám hiểm người Pháp đầu tiên khám phá vùng cao nguyên Vân Nam – viên sĩ quan, đồng thời là nhà địa lý, Edmond Blanchet – mô tả: “Mỏ đồng, mỏ chì lẫn bạc, mỏ thiếc, mỏ than và mỏ sắt nhan nhản ở Vân Nam”. Trong Indochine–Francaise của Paul Doumer (*), cuốn hồi ký thú vị như một tiểu thuyết, cũng như có giá trị về mặt lịch sử, được chuyển ngữ tiếng Việt và phát hành bởi nhà xuất bản Thế giới & Alpha Book năm 2017, đã cho chúng ta biết nhiều hơn về tuyến đường sắt huyền thoại Côn Minh-Hải Phòng, cũng như nhìn nhận của người Pháp về xứ xở từng là thuộc địa của họ trong suốt 100 năm.

Xứ Đông Dương, được dịch nguyên bản từ tiếng Pháp: L’Indo-Chine française. Tác giả cuốn sách là một trong những người góp phần tạo ra giai đoạn lịch sử nói trên – ông Joseph Athanase Paul Doumer, từng là Toàn quyền Đông Dương (1897-1902), sau này là Tổng thống Cộng hòa Pháp (1931-1932)… Mời các bạn tải về eBook Xứ Đông Dương miễn phí thông qua liên kết @ TẠI ĐÂY (*)

Hồi ký 50 năm mê hát.

Nửa thế kỷ say mê nghệ thuật cải lương Nam Bộ với tất cả tấm lòng và trái tim, học giả Vương Hồng Sển dành trọn tâm huyết viết nên cuốn sách này… Thân mời đọc Hồi ký này @ TẠI ĐÂY (PDF File).

Les sociétés secrètes en Chine et en Terre d’Annam

Các hội kín ở Trung Quốc và An Nam. Tiếng Pháp – 1911 (Secret societies in China and the Land of Annam). Nguồn: TẠI ĐÂY