Aug-23

Các bài viết sưu tầm: Aug, 23

Rico
Đọc vài bài thơ về Mẹ…
Về Thăm Bidong!

Aug-1

Rico

Tiếng Anh Theo Dòng Thời Sự.

© Ian Bùi.

Nguồn: © Saigon Nhỏ (Aug, 2023)

cover_primer-RICO

US Commision Guidline for RICO. © USSC.

Trong bản cáo trạng Chưởng lý Fani Willis vừa trao cho toà án Fulton County hôm thứ Hai, 14 tháng Tám, Donald Trump và 18 đồng phạm bị cáo buộc vi phạm luật RICO của tiểu bang Georgia. Đây là cáo buộc nghiêm trọng nhất trong 41 tội danh được kê ra trong bản cáo trạng; nếu bị kết án, mỗi bị can sẽ phải ở tù ít nhất năm năm trước khi được hội đồng ân xá của Georgia cứu xét.

RICO là chữ viết tắt của ‘Racketeer Influenced and Corrupt Organization’ – một đạo luật liên bang do Quốc Hội Hoa Kỳ ban hành năm 1970. Tính đến nay đã có 33 tiểu bang có luật RICO riêng, trong đó có Georgia. Tất nhiên luật RICO của mỗi tiểu bang đều có những điều khoản khác với luật liên bang, nhưng nói chung tất cả đều liên quan đến tội phạm gọi là racketeering.

Trong thuật ngữ pháp lý, racketeer được dùng để gọi người đứng đầu hoặc tham gia những tổ chức làm tiền phi pháp hay bất chánh – chẳng hạn như lường gạt, tống tiền, bảo kê v.v. Chữ racketeer đến từ chữ racket, được tự điển định nghĩa như sau…

Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

    ❖ Luật RICO Atlanta.‎‎‎‎ Đạo luật Tổ chức Tham nhũng và Ảnh hưởng Racketeer (RICO) của Georgia cho phép các công tố viên theo đuổi các doanh nghiệp tội phạm, và nó dựa trên – và rộng hơn – luật RICO liên bang. Đạo luật liên bang đó được thành lập để nhắm vào các hoạt động tội phạm có tổ chức như rửa tiền, hối lộ, buôn bán ma túy và các tội nghiêm trọng khác…   Đọc tiếp @ NPR

   ❖ Thư Chiếu Cố (Target Letter). Trong quy trình tố tụng ở Mỹ có một thủ tục gọi là Target Letter. Chữ target ở đây vừa có nghĩa là mục tiêu vừa có nghĩa là đối tượng – tức cái đích nhắm của Bộ Tư pháp, tạm dịch sang tiếng Việt là Thư Chiếu Cố. Target letter là văn thư chính thức công tố viên gởi cho một cá nhân, báo cho họ biết họ đang bị điều tra và có khả năng sẽ bị truy tố. Trong thư, công tố không những liệt kê khái quát những cáo buộc mà còn cho đối tượng cơ hội đến gặp công tố viên để giải thích hoặc giải đáp thắc mắc nếu có…   Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ The Die Is Cast. “The die is cast” là một thành ngữ có từ thời La Mã. Theo sử gia Hy-Lạp Plutarch (46-120AD) trong quyển “The Life of Caesar”, khi Caesar quyết định đưa quân qua sông Rubicon để đánh Pompey ở Rome, tương truyền ông đã thốt lên: “Iacta alea est.” Dịch sang tiếng Anh là “The die is cast.”

Chữ “die” ở đây không phải là “chết” (theo kiểu Google Translate) mà là số ít của danh từ “dice” – xúc-xắc hay xí-ngầu. Trong tiếng Anh có thành ngữ “roll the dice”, nghĩa đen của nó là thả mấy con xí-ngầu xuống bàn, nghĩa bóng là “take a chance” mà ta hay nói là “thử thời vận” hay “hên xui may rủi…”   Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

   ❖ Make Arraignments Great Again!‎‎ Nhân sự kiện lần đầu tiên một cựu tổng thống Hoa Kỳ bị truy tố hình sự, xin rà lại một số thuật ngữ pháp lý trong quy trình tố tụng ở Mỹ mà mọi người có lẽ đã nghe qua nhưng có thể còn ít nhiều thắc mắc…

… Có thể đối với một người từng làm tổng thống thì việc phải ra đầu thú để bị lăn tay là một sự sỉ nhục. Nhưng đối với những người dân Mỹ yêu chuộng nền dân chủ và Hiến Pháp của họ, thì nó là minh chứng hùng hồn cho cái gọi là “rule of law” – tức nguyên tắc không ai có quyền ngồi xổm lên pháp luật. Mọi người đều phải chịu trách nhiệm (accountable) cho việc mình làm, không có màn “luật là tao, tao là luật…” Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

Aug-2

Đọc vài bài thơ về Mẹ…

trong mùa Vu Lan.

© Huỳnh Kim Quang.

Nguồn: © hoangphap.org (Aug, 2021)

hoa-hong

Ảnh minh họa, © pixabay (hoangphap.org).

Văn hào người Pháp Victor Hugo (1802-1885) đã viết trong cuốn tiểu thuyết nổi tiếng “Les Misérables” [Những Người Khốn Khổ] của ông vào năm 1862:

“Vòng tay của mẹ được làm ra bởi sự thương yêu âu yếm và đứa con ngủ ngon lành trong đó.”

Để diễn tả sự yêu thương ngọt ngào của tình mẹ ca dao Việt Nam có câu:

“Mẹ già như chuối ba hương,
Như xôi nếp một, như đường mía lau.”

Chuối ba hương, xôi nếp một và đường mía lau thì ngọt lịm! Có lẽ trên thế gian này không có tình yêu nào bao la vô tận và ấm áp vô cùng như tình mẹ. Cho dẫu những người con có già nua và hao gầy đến tuổi nào đi chăng nữa thì người mẹ vẫn yêu thương những đứa con của mình như thuở chúng còn măng non… Đọc tiếp

Lưu ý: Đóng Log-in window để đọc hay tãi về máy – không cần sign.in QnQ.

Aug-3

Về Thăm Bidong!

trong mùa Vu Lan.

© Lê Minh Tân.

Nguồn: © Hội Ái Hữu Petrus Ký Úc Châu (Trích Kỹ Yếu PKLHP)

thuyen-nhan-vn-1980s

Ảnh minh họa, © petruskyaus.

Đoàn “Về bến Tự do Bidong – Galang 03.2005” lúc đầu gồm 142 người, giờ chót lên gần 150, từ các cộng đồng người Việt khắp nơi trên thế giới (Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Canada, Đan Mạch, Úc), trong đó có 8 vị sư từ VN. Riêng xóm “Miệt Dưới” (Down Under, người Úc vẫn thường tự trào về đất nước của mình như thế) có đến 42 mống, từ các thành phố Sydney, Melbourne, Brisbane, Perth và Adelaide.

Thành phần đông đảo nhất trong đoàn là các tu sĩ Phật giáo (khoảng gần 30 vị) và kế đến là nhóm “đình đám ồn ào” các nhà báo (cũng hơn một tá) – từ báo viết, báo nói đến báo hình của các cơ quan truyền thông Việt và Anh ngữ.

Từ Singapore, đoàn được tách làm hai. Nhóm đầu đi trước đến Merang thuộc Tiểu bang Terengganu của Mã Lai để tham dự lễ cầu nguyện ngoài hải phận quốc tế cho các thuyền nhân bỏ mình trong các chuyến ra đi tìm tự do. Nhóm thứ nhì ở lại Singapore thêm một ngày nữa để chờ đợi một số thành viên từ các nơi khác và có một ngày… shopping. Tôi đã khá quen thuộc với Singapore nên lẹ làng ghi tên vào nhóm đầu, một phần cũng vì muốn tìm lại cảm giác chơi vơi giữa biển. Hai chiếc xe bus đầy nhóc lăn bánh, những câu chuyện vượt biên râm ran, mỗi người một cảnh, ai cũng có câu chuyện riêng của mình về quãng đời đáng nhớ ấy…

Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

(Một số hình ảnh minh họa từ bài viết hay sưu tầm trên NET – QnQ).)

(*) Merang and Marang. Merang is located in the Setiu district of Terengganu, and about 25km north from Kuala Terengganu. While Marang in the south of Terengganu by their name and the characteristic of the village… Nguồn @ TẠI ĐÂY.

(*) Pulau Bidong. là hòn đảo nơi những người tị nạn Việt Nam được chăm sóc. Vào lúc cao điểm, có khoảng 40.000 người tị nạn trên đảo, nằm ngoài khơi bờ biển Terengganu. Cũng như nhiều người tị nạn, người Việt Nam đã phải di dời sau hậu quả của Chiến tranh Việt Nam. Nói một cách đơn giản, đã từng có hai Việt Nam: Bắc Việt Nam, liên kết với cộng sản, và Nam Việt Nam, liên kết với lực lượng Đồng minh. Hai bên bị mắc kẹt trong chiến tranh, cho đến khi miền Bắc chiếm được Sài Gòn (thủ đô của miền Nam, nay gọi là Hồ Chí Minh) vào tháng Tư năm 1975. Chiến tranh thực tế đã kết thúc sau đó, nhưng nó đánh dấu sự khởi đầu của các cuộc xung đột tiếp theo, cả bên trong và với các nước láng giềng.

Các cuộc xung đột đã mang lại những khó khăn và bất ổn kinh tế cho người dân Việt Nam, đặc biệt là những người liên quan đến bên thua cuộc. Một số nguồn tin ước tính có tới 300.000 người trong số họ đã bị đưa đến các trại cải tạo, nơi họ bị tra tấn, bỏ đói và buộc phải lao động khổ sai. Trong điều kiện như vậy, mọi người cố gắng để trốn khỏi Việt Nam, và họ đã lũ lượt ra biển… @ TẠI ĐÂY

    – Pulau Bidong. Quần đảo Bidong bao gồm sáu hòn đảo. Hòn đảo lớn nhất (diện tích khoảng 260 ha), Bidong là một trong những hòn đảo tuyệt đẹp và không bị ngăn cản trong những ngày đó. Với số lượng thuyền nhân khổng lồ đổ bộ lên đảo, vào tháng 8/1978, chính phủ liên bang đã ‘mượn’ hòn đảo này từ chính quyền bang Terengganu và công nhận Bidong là trại tị nạn. Bidong có diện tích một km vuông và nằm ngoài khơi bờ biển Terengganu, Malaysia ở Biển Đông…

Tháng 05/1975, chiếc thuyền đầu tiên chở 47 người tị nạn từ Việt Nam đến Malaysia. Họ được gọi là “thuyền nhân”. Tuy nhiên, số thuyền nhân chạy trốn khỏi Việt Nam tương đối ít cho đến năm 78. Bidong được chính thức mở cửa như một trại tị nạn vào ngày 8/8/1978.

Vào thời điểm (30/10/1991) Bidong bị đóng cửa như một trại tị nạn, khoảng 250.000 người Việt Nam đã đi qua hoặc cư trú trong trại. Với việc đóng cửa trại, những người tị nạn còn lại bị hồi hương trở lại Việt Nam. Năm 1999, hòn đảo được mở cửa cho du lịch và nhiều người tị nạn trước đây đã trở lại thăm hòn đảo này! Nguồn @ Vietnamese Museum org. (Viewed 17/08/2023)

    ❖ Pulau Galang‎‎

trai-galang-indonesia

Trại Tị nạn Galang. © Ảnh wiki

Pulau Galang là một cái tên khá quen thuộc với những người Việt đã từng ra đi bằng đường vượt biển. Hòn đảo này nằm ở phía Nam Singapore nên hầu như ít thuyền tị nạn nào chạy được đến đây trực tiếp. Hồi đó, đa số các thuyền tị nạn, nếu không tấp vào được đất liền ở Mã Lai hay Thái Lan, thì đều đâm vào vô số các hải đảo rải rác trên biển Đông của Indonesia. Có thuyền may mắn vào được đảo có cư dân, được dân làng Indo cho đồ ăn, nước uống và giúp xây trại ở tạm (như được Đỗ Quang Trình kể trong cuốn Saigon To San Diego). Nhiều thuyền khác tấp vào các đảo hoang, nhiều khi thuyền nhân phải tự vào rừng đốn cây về dựng trại và lo tìm đồ ăn nước uống… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

   ❖ 45 năm thuyền nhân, vào cõi chết tìm đất sống.‎‎ Tại sao một dân tộc có lịch sử mấy nghìn năm kiên trì bất bại bám giữ từng tấc đất của ông bà tổ tiên để lại như người Việt Nam lại phải chọn lựa cho mình con đường bỏ nước ra đi đầy hung hiểm, gian nguy và thử thách mà cái giá phải trả đã cầm chắc trong tay là vào cõi chết?

tau-ti-nan-den-darwin-uc

Vietnamese refugees arriving in Darwin Harbour . © Ảnh nma.gov.au

Nhà thơ Trần Dạ Từ trong bài thơ “Ném Con Cho Giông Tố” được viết trong trại tù Gia Trung của CS năm 1979 và được in trong tập Thơ Trần Dạ Từ được Việt Báo xuất bản tại Hoa Kỳ năm 2018, đã nói lên tâm trạng của người cha mẹ phải “nghiến rang” để cho con mình đi vượt biển, làm thuyền nhân, chẳng khác nào gửi con cho giông tố mà qua đó chúng ta hiểu được phần nào lý do tại sao:

“Em có lũ con thơ
bị quê hương ruồng bỏ
Từ bóng tối hận thù
Em nghiến răng
ném con cho giông tố…”

Nhà thơ Trần Dạ Từ đã nêu ra một hình ảnh “bóng tối,” một hiện tượng “hận thù,” và một bi kịch “bị quê hương ruồng bỏ” để cho thấy lý do tại sao người dân phải bỏ nước ra đi. “Bóng tối” là hình ảnh một đất nước chìm trong đen tối của nghèo đói lạc hậu và bất công. “Hận thù” là hiện tượng diễn trong đất nước mà chế độ xem dân là kẻ thù để bóc lột, đàn áp, trừng trị không nương tay. “Bị quê hương ruồng bỏ” là bị kịch của dân tộc mà trong đó người dân thấy mình bị ruồng bỏ trên chính quê hương của mình. Sống trong “bóng tối hận thù” như thế thì không người dân nào có thể còn muốn sống vì vậy họ phải ra đi để tìm đất sống cho dù phải đi vào cõi chết…   Đọc tiếp @ hungviet.org

    ❖ Những người tị nạn Việt Nam lần đầu tiên đến Úc bằng thuyền. Vào ngày 26/4/1976, những chiếc thuyền đầu tiên của những người tị nạn chạy trốn khỏi Việt Nam đã đi vào cảng Darwin, báo trước một loạt những người đến trong vài năm tiếp theo…

Kể từ đó, Úc đã trở thành quê hương của một cộng đồng người Việt phát triển mạnh. Tổng điều tra dân số quốc gia năm 2016 cho thấy 219.357 người ở Úc được sinh ra ở Việt Nam… Đọc tiếp @ National Museum Australia